Mẹo thiết kế giếng trời thoáng mát cho nhà phố

Hiện nay, số lượng dân cư sống ở thành phố ngày một tăng, do đó diện tích đất sử dụng ngày càng thu hẹp và xuất hiện nhiều nhà phố vươn theo chiều cao. Vì vậy, sử dụng giếng trời là giải pháp hữu hiệu giúp mang lại sự thông thoáng và ánh sáng tự nhiên cho các nhà nhỏ.

Ngày đăng: 26-05-2018

1,596 lượt xem

Thiết kế giếng trời giúp cho ngôi nhà có sự trao đổi hài hòa về hướng gió và lấy ánh sáng tự nhiên vào nhà. Với những ngôi nhà phố được thiết kế như vậy sẽ khiến không gian sống luôn ôn hòa, tạo cảm giác thư thái, thoải mái cho người sử dụng.

Tuy nhiên, tạo giếng trời có một số nhược điểm như gây tiếng ồn, có thể gây thừa sáng, chói loá, ảnh hưởng hoặc hư hại tới sàn gỗ, đồ đạc bên trong vào những buổi trưa hè do nắng chiếu thẳng xuống giếng trời. Vì vậy, bạn hãy tham khảo một số cách tạo giếng trời dưới đây để phù hợp với không gian nhà phố.

Vị trí và cấu trúc để thiết kế giếng trời hợp lí

Vị trí tạo giếng trời phổ biến là cầu thang, điều này hợp lý và hiệu quả trong việc sử dụng diện tích sàn. Các phòng trong ngôi nhà tiếp xúc với giếng trời bằng cửa sổ mở trực tiếp ra giếng trời hoặc gián tiếp thông qua ban công riêng của phòng.Tuy nhiên, các ngôi nhà có thiết kế và vị trí khác nhau nên giếng trời có thể sẽ được thiết kế ở những vị trí khác nhau.

Khi được xây quay về hướng Bắc, một giếng trời sẽ cung cấp ánh sáng tương đối ổn định và mát mẻ vào buổi sáng. Khi quay về hướng Đông - phải đối mặt với sức nóng mặt trời vào buổi sáng. Khi quay về hướng Tây - phải đối mặt với sức nóng khủng khiếp của mặt trời vào buổi chiều. Giải pháp tốt nhất là chọn thiết kế giếng trời theo hướng Nam và cần có giải pháp phù hợp để che mái nhà và lá cây rụng vào mùa đông.

Trang trí và thiết kế giếng trời

Thông thường, khi nhà ống có chiều dài khoảng 10m trở lên thì nên thiết kế giếng trời. Độ rộng giếng trời tùy thuộc vào diện tích khu đất, nhưng không nên nhỏ hơn 1m vì sẽ gây thiếu thẩm mỹ. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng. Đối với nhà lô và nhà biệt thự liền kề, do hạn chế về diện tích nên giếng trời không lớn, thường chỉ 3-5m2. Tùy theo diện tích nhà mà không gian này có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Cấu tạo giếng trời có 3 phần gồm phần chân tiếp xúc mặt đất, phần lưng và phần mái. Phần chân giếng trời ở tầng dưới cùng nên được sử dụng để trang trí, làm tiểu cảnh, bố trí cây hoa, non bộ và có thể hòa lẫn vào một không gian chức năng nào đó của công trình như phòng khách, phòng ăn hay không gian sảnh.

Phần lưng là nơi chiếu sáng cho các tầng bên trên. Các phòng hoặc khoảng không gian tiếp xúc với giếng trời ở phần lưng nên có các cửa sổ, ô gió… để thông gió và lấy sáng tối đa. Các mảng tường nên được trang trí để tăng thêm thẩm mỹ. Để nhấn mạnh không gian bạn có thể thay những mảng tường đơn điệu bạn nên trang trí bằng một số vật liệu ốp lát từ đá thiên nhiên hoặc sử dụng những màu sắc, những hình vẽ hoa văn sống động.

Với đặc điểm không gian cao và hẹp, ánh sáng yếu, có thể trang trí giếng trời giống như một thác nước, một vách núi để tạo cảm giác đưa thiên nhiên vào nhà. Hoặc có thể biến giếng trời thành nơi trưng bày các bộ sưu tập như chân dung gia đình, các loại cây, hoa...

Vật liệu làm giếng trời

Trên mái giếng trời phải có cửa thoát gió phía trên và được chiếu sáng trực tiếp để phát huy tối đa khả năng thông gió và chiếu sáng. Để phù hợp từng vị trí, yêu cầu chiếu sáng và thông gió thì vật liệu lợp có thể là kính trắng, kính màu, có rèm che hay phần mái có thể đóng mở linh hoạt. Nhược điểm của giếng trời là gây tiếng ồn. Vì vậy, cần chọn bố trí các vật liệu chống ồn.

Những lưu ý khi thiết kế giếng trời

Trong thiết kế, giếng trời thường được bắt ở khu vực cầu thang, đây là nơi thích hợp bởi cầu thang thường đặt ở giữa nhà thuận tiện cho lưu thông khí trong nhà.

Thiết kế một bể cá nhỏ hoặc một ít dây leo dưới “đáy” giếng trời sẽ tạo nên khung cảnh thiên nhiên đầy ấn tượng.

Nơi trồng cây, bố trí thác nước phải được chống thấm tốt. Chỗ trồng cây phải thuận tiện tưới nước. Nên trồng các loại cây ít phải chăm bón vì việc chăm bón có thể ảnh hưởng đến vệ sinh cho các tầng dưới, cây trồng ở giếng trời nên trồng những loại không gây hại, không có mùi hương đậm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Các vật dụng treo ở thành cầu thang, giếng trời phải dễ dàng lắp đặt, tháo dỡ, không va đập vào đầu người đi lại. Ngoài ra, các cửa sổ, hành lang mở ra giếng trời phải bố trí lan can an toàn cho trẻ nhỏ. Không bố trí chỗ ngồi ngay dưới chân giếng trời để đảm bảo an toàn.

Công ty TNHH Xây dựng TM và DV Châu Tuấn chuyên các dự án xây dựng nhà xưởngsửa chữa cải tạo nhà xưởng cũcung cấp và lắp đặt đường ray (rail), xây dựng nhà phố...

Mọi chi tiết cần được hỗ trợ tư vấn thêm các thông tin liên quan vui lòng liên hệ :

Văn phòng : 158/22 Hoàng Hoa Thám, P.12, Quận Tân Bình, TPHCM.

Điện thoại : 028 2248 6888 -  Hotline : 0988 373 605

Email : chautuancons2010@gmail.com

Website : chautuan.com hoặc xaynhaxuong.vn / xaynhaxuong.info

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
02822486888