QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI TẠO NỀN NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP

Nền nhà xưởng công nghiệp thường xuyên phải chịu những tác động mạnh từ hoạt động sản xuất và môi trường làm việc. Bởi vậy cấu tạo của nền nhà xưởng có chắc chắn hay không cũng là yếu tố ảnh hưởng phần lớn đến năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm.

Ngày đăng: 09-11-2022

825 lượt xem

Hầu hết các hoạt động trong nhà máy đều diễn ra trên nền nhà xưởng, vì vậy luôn đòi hỏi độ phẳng lì, cũng như chịu được tác động bất lợi sinh ra trong quá trình sản xuất, sàn nhà cần sử dụng an toàn, thuận lợi cho việc bảo quản, tiện cho việc vệ sinh công nghiệp.

Do hoạt động sản xuất và những tác động của môi trường nên nền nhà xưởng công nghiệp thường phải chịu nhiều tác động khác nhau từ trên xuống và dưới lên như: trọng lượng thiết bị, vật liệu sản xuất, lực rung và va chạm do máy móc hoạt động….

Yêu cầu khi thiết kế cấu tạo kiến trúc nền nhà xưởng công nghiệp

Nền nhà xưởng công nghiệp cần được thiết kế phù hợp với yêu cầu của công nghệ sản xuất:

  • Có độ bền cơ lý, hóa cao dưới tác động của các loại tải trọng, các chất xâm thực.
  • Không bị cháy và có khả năng chịu lửa tốt
  • Sàn nhà xưởng công nghiêp không sinh tia lửa tại các phân xưởng có nguy cơ cháy nổ.
  • Đảm bảo tính không bị trơn trợt, vệ sinh, an toàn và dễ bảo quản, sửa chữa
  • Kinh tế, phù hợp với khả năng cung ứng vật liệu, kết cấu trên thị trường…

Phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất thì nhà công nghiệp có thể tồn tại một lúc nhiều loại nền, sàn khác nhau. Tuy nhiên khi tiến hành xây dựng tốt nhất bạn nên hạn chế số lượng chủng loại nền sàn. Ngoài ra, cần phải để ý đến các yếu tố bố trí và tải trọng máy móc khi thiết kế để có thể xử lý sàn, nền, móng máy, mương rãnh kỹ thuật cho phù hợp.

Để nội thất nhà công nghiệp có tính thẩm mỹ cao thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến màu sắc, chất liệu nền, sàn.

>>> Bài viết tham khảo: THI CÔNG NHÀ XƯỞNG CÔNG NGHIỆP KẾT CẤU THÉP

Cấu tạo chung của sàn công nghiệp

Lớp áo phủ mặt:

Chất lượng của sàn nhà công nghiệp được quyết định bởi lớp màu vì đây là lớp trực tiếp chịu tác động cơ, lý, hóa học. Lớp áo phủ mặt được chia thành 3 loại như sau:

  • Lớp áo liên tục như đất đầm chặt, các loại bê tông…
  • Lớp áo bằng vật liệu rời: các loại gạch, tấm bê tông, kim loại, gỗ…
  • Lớp áo bằng vật liệu cuộn: các loại tấm nhựa tổng hợp

Lớp đệm:

Vật liệu dùng để làm lớp đệm là cát, xỉ, đá dăm, sỏi, bê tông gạch vỡ, bê tông đất hoặc bê tông đá dăm. Lớp này có vai trò truyền lực xuống lớp nền.

Dựa vào các yếu tố như đặc điểm sản xuất, tải trọng bên trên và sức chịu tải của đất người ta sẽ chọn lựa loại lớp đệm phụ hợp lý.

  • Nếu lớp áo nền bằng đất, bê tông đất, tấm kim loại thì lớp đệm là đất, cát đầm chặt.
  • Nếu lớp áo nền bằng vật liệu rời, cuộn thì lớp đệm bằng các loại bê tông chịu được các tác động cơ, lý, hóa tương ứng.
  • Với các phân xưởng nóng, mặt nền chịu lực trực tiếp tác động của nhiệt độ cao, lớp đệm thường làm bằng vật liệu rời.

Lớp trung gian:

Dựa vào lớp phủ mặt và đặc điểm cơ, lý, hóa tác động lên nền người ta sẽ chọn vật liệu làm lớp trung gian như vữa xi măng – cát, vữa bitum – cát…

Chức năng lớp trung gian là làm phẳng lớp đệm và liên kết các lớp khác nhau thành một khối.

Các lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước..

Lớp cách nhiệt, cách âm, cách nước được sử dụng theo từng yêu cầu cụ thể của sản xuất và điều kiện tự nhiên.

Lớp nền:

Công dụng của lớp nền là đỡ tất cả các lớp trên, đối với nền là nền đất tự nhiên, ít lẫn chất hữu cơ, nhà nhiều tầng thì lớp nền là sàn chịu lực.

Trong một số trường hợp đặc biệt, trong các lớp nền trên có thể có thêm các lớp hay các cấu kiện khác như sàn, nền có hệ thống sưởi ấm..

Quy trình thi công nền nhà xưởng công nghiệp

  1. San lấp mặt bằng: là bù hoặc gạt đi những phần thiếu do mặt bằng công trình lồi lõm, tạo mặt phẳng theo cao độ thiết kế của công trình
  2. Lu lèn, đầm chặt các lớp cấu tạo nền: kiểm tra cao độ từng lớp cấu tạo trước và sau khi lu lèn, phân theo chiều dày từng lớp, làm thí nghiệm tại công trường kiểm tra độ chặt theo từng lớp cấu tạo và độ ẩm tương ứng.
  3. Trải vải địa kỹ thuật, trải bạt ni long trước khi đổ bê tông: vải địa kỹ thuật giúp cốt liệu nhỏ trong lớp đá cấp phối không bị trôi đi. Vì vậy, đối với nền đất có mực nước ngầm cao, vải địa kỹ thuật là một lựa chọn hiệu quả giúp nước trong bê tông được giữ lại.
  4. Trải lưới thép hàn, thép gia cường chân cột, góc: các góc cột, hố ga thường xuất hiện vết nứt do hiện tượng tập trung ứng suất. Để hạn chế những vết nứt này, một trong những giải pháp hiệu quả là đặt thép gia cường.
  5. Đổ bê tông: dùng bê tông thương phẩm hoặc bê tông trộn tay tùy thuộc vào điều kiện thực tế. Với từng trường hợp khác nhau, chọn phương án đổ bê tông phù hợp. Tuy nhiên, điều cần tránh là đổ bê tông vào thời gian có nhiệt độ môi trường quá cao. Các phương án đổ bê tông thường gặp như: đổ xả, bơm cần, bơm ngang.
  6. Xoa nền bê tông: dùng máy xoa tự hành hoặc máy xoa công nghiệp để tạo độ phẳng nhất định cho nền và tăng thẩm mỹ bề mặt nền.
  7. Cắt ron nền: khi diện tích nền quá lớn, mảng bê tông nền sẽ bị nứt do co ngót bê tông. Vì vậy, để hạn chế vết nứt do co ngót, đơn vị thiết kế sẽ chia nền ra thành nhiều mảng nhỏ bằng các khe co giãn. Nền bê tông sẽ bắt đầu được cắt ron theo thiết kế sau khi đổ 48h.
  8. Bảo dưỡng bê tông: bảo dưỡng đúng cách giúp bê tông đặt cường độ thiết kế, hạn chế nứt do co ngót. Bảo dưỡng được chia thành 2 giai đoạn: trong 5 ngày đầu tiên, tưới nước liên tục ướt đẫm trên bề mặt hoặc ngâm nước. Trong 10 ngày tiếp theo, phủ kín bề mặt cấu kiện bằng bạt, bao gai đồng thời tưới nước giữ ẩm.

Nền nhà xưởng thường xuyên chịu tác động từ các hoạt động của con người, thiết bị gây ra nên dễ gây ra hư hỏng xuống cấp. Nên nhu cầu cải tạo nền của nhà xưởng cũng rất cần thiết.

>>> Bài viết tham khảo: GIA CỐ KẾT CẤU SÀN BÊ TÔNG BẰNG SỢI CARBON

Các giải pháp cải tạo nền nhà xưởng công nghiệp:

  1. Cải tạo nền bằng sơn epoxy:

Quy trình sơn thi công cải tạo

  • Khảo sát, đánh giá bề mặt.
  • Lập phương án thi công và tư vấn cho khách hàng về chủng loại epoxy.
  • Thi công sơn và giám sát thi công sơn epoxy.

Ưu điểm của sơn epoxy

  • Tính thẩm mỹ: bề mặt sơn có độ bóng cùng với màu sắc tươi và rất khó phai làm cho bề mặt sơn đẹp và đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ.
  • Bền chắc và chất lượng: sử dụng vật liệu tốt và quá trình thi công đúng tiêu chuẩn sơn sẽ bám dính và cho bề mặt cực chắc.
  • Chống bám bụi và dễ lau chùi: bề mặt sơn bóng nhẵn nên việc lau chùi vệ sinh dễ dàng.
  • Khả năng chống thấm: sơn Epoxy đặc biệt có loại chống thấm có thể dùng để cải tạo hồ bơi, bể chứa nước sạch.
  • Khả năng chịu lực và ma sát: có độ bền và chịu lực tốt nên sơn Epoxy được dùng để làm nền nhà xưởng, nhà kho.

  1. Cải tạo nền bằng sơn tăng cứng:
  • Đánh bóng sàn bê tông sẽ mang đến cho khách hàng một mặt sàn bê tông cứng chắc, chịu tải trọng cao, không bám bụi với mức giá thành hợp lý. Đồng thời sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với các nhà máy, xí nghiệp, nhà kho, nhà xưởng công nghiệp.
  • Sau khi mài nền bê tông đạt được độ nhẵn bóng, sẽ phủ một lớp hóa chất tăng cứng để thẩm thấu làm cho các liên kết bê tông trở nên chắc hơn, bền hơn, tránh được các yếu tố như hư hỏng. Tiếp đến sẽ là việc đánh với máy công nghiệp và phủ lớp hóa chất siêu bóng thẩm thấu.
  • Sở dĩ sản phẩm được sử dụng phổ biến, vì đem lại nhiều lợi ích trong công nghiệp, là tinh thể rắn được hình thành từ mao mạch của bề mặt bê tông, giúp tăng sức mài mòn của bề mặt bê tông.

Ưu điểm của tăng cứng đánh bóng sàn bê tông

  • Dễ thi công, đơn giản và sử dụng được.
  • Ngăn ngừa hiện tượng thay đổi thời tiết.
  • Không bị chuyển màu theo thời gian.
  • An toàn với môi trường, không màu, không mùi, không chứa dung môi.
  • Nâng độ cứng mặt sàn lên 50%.
  • Phủ kín khe hở mặt sàn bê tông, chống thấm nước, hóa chất và dầu nhờn.
  • Chống bám bụi, dễ bảo trì và sửa chữa.
  • Kháng mài mòn và tăng độ bền dài lâu.

​​​​​​​​​​​​​​

Để tránh tình trạng nền nhà xưởng nhanh xuống cấp làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng, nên tuân thủ nghiêm túc các bước trong quy trình thi công nền nhà xưởng. Ngoài ra, việc quan trắc lún cho khu vực xây dựng nhà xưởng ngay từ ngày đầu khởi công xây dựng đến lúc bắt đầu làm nền nhà xưởng cũng giúp chúng ta có thêm số liệu thực tế để cung cấp thêm thông tin cho đơn vị thiết kế tham khảo, kiểm tra lại thiết kế kết cấu nền nhà xưởng và có thể có điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

Trên đây, là những thông tin chi tiết về việc thi công nền nhà xưởng công nghiệp mà Châu Tuấn muốn chia sẻ. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại công trình này.

Nếu vẫn còn những thắc mắc hay có vấn đề liên quan đến việc thi công nền nhà xưởng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Ngoài ra, công ty CHÂU TUẤN còn chuyên cung cấp, lắp đặt, sửa chữa ray cẩu cảng- Các dịch vụ tại cảng biển lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc và quốc tế.

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH XD - TM & DV CHÂU TUẤN

Địa chỉ: 158/22 Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Email: chautuancons2010@gmail.com

Hotline: 028.2248.6888 - 0988.373.605

Website: chautuan.com – xaynhaxuong.vn

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
02822486888